Hỗ trợ trực tuyến

Phạm Văn Quý 
(Tư vấn kĩ thuật)

Phạm Văn Quý
(Tư vấn kĩ thuật)

tpdvth@esejsc.com.vn

0901.588.315

Liên hệ với tôi qua

Vũ Văn Trường
(Quản lý bán hàng online)

Vũ Văn Trường
(Quản lý bán hàng online)

truong@esejsc.com.vn

0913.353.329/0901.588.311

Liên hệ với tôi qua

Cập nhật: 23/02/2019
Lượt xem: 1796



 

KHU DI TÍCH TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM – ĐI DU LỊCH HẢI PHÒNG

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nơi trưng bài danh nhân văn hóa lỗi lạc của nước nhà. Di tích Trạng Trình cũng là nơi trưng bày khá đầy đủ hiện vật về thân thế và sự nghiệp trong suốt cuộc đời của ông. Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng. Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình.

Quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm
Quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện

Nơi đây thu hút rất nhiều khách tham quan
Nơi đây thu hút rất nhiều khách tham quan

Từ thành phố Hải Phòng, đi qua những ruộng thuốc lá xanh rờn xen lẫn cánh đồng lúa chín vàng, chúng tôi đến thăm Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trên quê hương ông ở làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.

Trên con đường trải đầy rơm rạ sau vụ gặt và nồng đượm mùi thuốc lào Tiên Lãng, Vĩnh Bảo nổi tiếng khắp nước, cũng có rất nhiều người như chúng tôi, tìm về Khu di tích, thắp nén hương thơm, tưởng nhớ tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hoá, một nhà hiền triết mà sự nghiệp và tên tuổi của ông đã lưu danh mãi cùng đất nước.

QUẦN THỂ DI TÍCH NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÊN QUÊ HƯƠNG

Tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở làng Trung Am, quê hương của ông, con cháu và dân làng đã xây dựng một khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông.

Qua khỏi cổng tam quan với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đền Trung Am) là ngôi đền thờ chính gồm 3 gian lập trên nền nhà cũ của Trạng Trình, là nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng Trình và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.

đền Trung Am
đền Trung Am

Phía sau đền là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Cách không xa Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm cao 5,7 mét, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit và trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị. Hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật… Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.

tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và phù điêu
tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và phù điêu

Trong quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách không xa đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm và tháp Bút Kình Thiên, tương truyền là do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng trình như trụ cột chống trời, chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình), di tích Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn… Đặc biệt trong không gian của khu di tích có rất nhiều vườn tượng, với kích thước bằng người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Nguyên Bỉnh Khiêm, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động.

Tin tức cùng chuyên mục